Cộng đồng Cypherpunk đã sáng tạo ra giao thức ICP/TP để lưu chuyển dữ liệu, tiền thân của Internet hiện đại; và sau đó là giao thức Bitcoin để lưu chuyển giá trị thông qua môn Mật mã học (cryptography). Việc khởi động một mạng lưới tiền tệ phi tập trung là sự phản kháng hướng tới hệ thống tiền tệ pháp định (fiat money) được phát hành bởi các ngân hàng trung ương sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Bức ảnh của Ding Gang, minh hoạ cho bài báo “In Depth: The Fall of China’s Last Bitcoin Mining Haven” là một người phụ nữ Tây Tạng nhỏ bé đang cầm trong tay các linh kiện điện tử. Đây là một ví dụ điển hình cho khía cạnh "phản kháng" của Cypherpunk - những kiếp người nhỏ bé vươn lên và cố gắng tồn tại trong thế giới bị đổi thay sâu sắc bởi công nghệ.

Khoá học TFO của Design101 yêu cầu thiết kế series 25 flyers khác nhau chỉ sử dụng hình ảnh cô gái Tây Tạng của Ding Gang và nội dung từ A Cypherpunk’s Manifesto của Eric Hughes. Thông qua việc tạo ra số lượng lớn thiết kế, dự án này mong muốn phát huy tối đa khả năng thể nghiệm trong việc sắp xếp layout cũng như xử lý typography và image.








Concept thiết kế lấy ý tưởng từ việc quay ngược thời gian về giai đoạn 90s_ thời điểm mà bản tuyên ngôn A Cypherpunk’s Manifesto được ra đời. Các flyers sẽ được cộng đồng cypherpunk gửi qua các phương thức giao tiếp phổ biến trên internet thời đó bao gồm: email, forum, instant messaging. Để mô phỏng thời kì công nghệ còn hạn chế, các thiết kế sẽ giới hạn dung lượng bằng cách loại bỏ các hiệu ứng đồ hoạ đặc biệt và tập trung vào tính tối giản trong thiết kế.

Typeface Courier được lựa chọn cho project này. Nhờ vào form chữ dễ nhìn, các kiểu chữ dạng monospace như Courier sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc đọc và soát lỗi code trong các bộ môn khoa học máy tính và khoa học dữ liệu/ giải mã. Đây cũng là một typeface phổ biến trong các hệ điều hành Windows và Macintosh đời đầu.








Vấn đề lớn nhất trong quá trình thiết kế đó là kích thước A4 của flyer quá nhỏ để có thể chứa toàn bộ nội dung text mà đề bài đưa ra. Nếu trích một phần text thì sẽ không đảm bảo tính toàn vẹn mà nội dung truyền tải. Hoặc nếu giảm fontsize để giữ toàn bộ text thì rất khó đọc.

Do đó, cách tiếp cận mới đó là toàn bộ phần text và hình ảnh sẽ được hiển thị trên một diện tích lớn hơn được tạo bởi 5 flyers. Nói cách khác, thay vì tạo 25 thiết kế khác nhau thì ta sẽ phát triển 5 artwork riêng được cấu thành từ các flyers nhỏ.

Quá trình đọc hiểu của người nhận rải truyền đơn từ đây sẽ được thử thách hơn một chút vì họ không thể hiểu nội dung ngay lập tức khi nhận được file mà thay vào đó sẽ phải thực hiện một quá trình giải mã “mật thư” theo trình tự: nhận đủ 5 file ảnh → in chúng ra → sắp xếp chúng theo trật tự → tiếp nhận hình ảnh và thông tin đầy đủ. Tính “encoding” trong thiết kế cũng làm nổi bật tính subtle của cộng đồng Cypherpunk.